Trên thị trường London, giá giao dịch cà phê Robusta trong những ngày cuối năm 2023 đang ở mức cao, có thời điểm đã lên tới mức kỷ lục hơn 3.000 USD/tấn. Có phiên giảm mạnh trên tất cả các sàn giao dịch trong và ngoài nước, trong bối cảnh hầu hết các thị trường hàng hóa đều sụt giảm khá mạnh trong phiên giao dịch cuối cùng của năm.
Giá cà phê trong nước phiên cuối năm giảm mạnh 1.800 VND/kg, giao dịch trong khoảng 67.400 – 68.200 đồng/kg. Các nhà quan sát cho rằng, phiên giao dịch cuối năm đã chứng kiến sự thanh lý, chốt lời của các Quỹ và Đầu Cơ, trong bối cảnh các yếu tố cơ bản không có gì thay đổi.
Ngoài nguồn cung hạn chế, còn có một nguyên nhân quan trọng là tuyến đường vận tải Hàng Hải Á – Âu qua kênh đào Suez bị lực lượng Houthi tấn công, khiến cho nhu cầu hàng giao ngay trở nên căng thẳng.
Trong bối cảnh 2 sàn cà phê thế giới nghỉ lễ, giá cà phê nội địa vẫn tăng nhẹ. Vụ thu hoạch năm nay tại Việt Nam đã đi vào giai đoạn kết thúc. Xu hướng tăng sử dụng Robusta trên toàn cầu giúp cà phê Việt nâng cao vị thế.
Lạm phát ở nhiều nền kinh tế lớn, làm tăng chi phí sinh hoạt và giảm mức thu nhập khả dụng trong một thời gian rất dài đối với phần lớn các nước trên thế giới. Do vậy nhu cầu chuyển dần sang loạt cà phê “giàu vị đắng” và rẻ hơn là Robusta.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nhân, giá cà phê Việt Nam vẫn sẽ có triển vọng tích cực trong năm 2024. Các công ty xuất khẩu cà phê cũng đang lo ngại, có thể chỉ đến tháng 5, thậm chí tháng 4/2024 sẽ không còn cà phê trong dân để doanh nghiệp thu mua.
Theo ước tính còn thiếu khoảng 1,5 – 2,5 triệu bao cà phê theo hợp đồng và cần được đáp ứng từ vụ thu hoạch cà phê hiện tại. Với đà tăng giá liên tiếp như hiện tại, nhiều chuyên gia đầu ngành dự báo xuất khẩu có thể thu về từ 5 tỷ USD vào năm 2024.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập Khẩu (Bộ Công Thương), những ngày đầu tháng 12/2023, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa tăng mạnh so với cuối tháng 11/2023. Ghi nhận vào ngày 9/12, giá cà phê Robusta tăng 1.800 – 2.000 đồng/kg so với ngày 30/11/2023.
Giá cà phê nội địa đang duy trì mức cao vào đầu vụ do nhu cầu mua lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp FDI. Trước thực trạng này, nhiều dự báo cho thấy, từ nay đến hết tháng 4/2024 (khi Indonesia vào vụ mới) thì tình trạng nguồn cung khan hiếm vẫn diễn ra, khiến giá cà phê nội địa của Việt Nam sẽ tăng ít nhất đến tháng 4/2024.
Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải Quan tháng 11/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt xấp xỉ 119,3 nghìn tấn, trị giá 356,67 triệu USD, tăng 172,8% về lượng và tăng 126,4% về trị giá so với tháng 10/2023, so với tháng 11/2022 giảm 7,4% về lượng, nhưng tăng 16,8% về trị giá.
Tính chung 11 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,41 triệu tấn, trị giá 3,64 tỷ USD, giảm 10,4% về lượng, nhưng tăng 0,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, thời tiết khô hạn tại Brazil trong những tháng vừa qua và hiện tượng thời tiết El Nino trên vành đai Thái Bình Dương hình thành đã gây ra mối lo nguồn cung từ các quốc gia tại khu vực sản xuất Robusta lớn nhất thế giới. Dự báo, vụ thu hoạch sẽ giảm ít nhất khoảng 6 triệu bao trong niên vụ cà phê sắp tới.
Giá cà phê Robusta đã tăng 42% trong năm nay. Những nguy cơ mùa màng thiệt hại tại Brazil đang làm gia tăng thêm lo ngại về nguồn cung. Trong khi đó, nước xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu thế giới là Việt Nam cũng phải đối mặt với tác động tiêu cực từ El Niño trong năm nay.
Với lộ trình cắt giảm lãi suất của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Fed): Đồng USD suy yếu cùng với nỗi lo tồn kho tiếp tục giảm mạnh sẽ đẩy giá cà phê lên đến đâu trong năm 2024 ? Nguyên nhân chính cho đà tăng chưa từng có này là lo ngại nguồn cung suy giảm, nhất là Robusta từ khu vực Đông Nam Á.
Cuối năm 2023, thông tin Hiệp Hội Cà Phê và Ca Cao Việt Nam (Vicofa) ước tính còn thiếu khoảng 1,5 – 2,5 triệu bao cà phê theo hợp đồng khiến thị trường càng sôi sục hơn. Tồn kho và dự trữ cà phê của Việt Nam được đánh giá chưa bao giờ ở mức thấp như hiện nay.
Trong khi đó, tại nhà sản xuất Brazil, thời tiết khô hạn có nguy cơ gây thiệt hại cây cà phê Robusta của Brazil. Điều này kéo theo rủi ro giá cà phê hòa tan có thể đắt hơn. Thiếu mưa và nhiệt độ trên mức trung bình dự kiến sẽ khiến sản lượng cà phê Robusta của Brazil thấp hơn so với kỳ vọng.
Tác động của hình thái thời tiết El Niño sẽ làm giảm sản lượng tại vùng sản xuất chính hạt Robusta – nguyên liệu chính dùng trong cà phê hòa tan. Một số hợp tác xã trồng cà phê Robusta của Brazil cho biết sản lượng có thể sẽ thấp hơn 15% đến 20% so với ước tính ban đầu.
Nếu dự báo này trở thành sự thật thì đây sẽ là vụ mùa có sản lượng thấp nhất kể từ năm 2020, với dưới 20 triệu bao. Các vùng trồng cà phê ở phía Bắc Espirito Santo dự kiến sẽ không có mưa diện rộng vào thời điểm này trong năm. Điều đó khiến nhiều người lo lắng cho vụ thu hoạch vào tháng 5, đặc biệt là khi nhiệt độ cao.
Nguồn: Tincaphe.com