Giá Cà Phê Robusta Giảm Mạnh Lúc Khan Hàng: Vượt Đỉnh Trong Thời Điểm Thu Hoạch, Lo Ngại Của Ấn Độ Giống Việt Nam

Kéo dài diễn biến trái chiều vào phiên cuối tuần. Trong đó, cà phê Arabica đã tăng lên mức cao nhất trong gần 6 tháng qua và cà phê Robusta đạt mức cao kỷ lục mới, trước khi giảm sụt dần trong hai phiên liên tiếp.

Giá cà phê Robusta đã từ bỏ mốc cao và giảm xuống hai phiên liên tiếp do hoạt động chốt lời xuất hiện, sau khi tồn kho cà phê Robusta do ICE giám sát được báo cáo là tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng rưỡi qua, nằm ở mức 3.094 lô.

Trước đó về lâu dài, lo ngại tình trạng khô hạn quá mức ở Việt Nam sẽ tiếp tục hạn chế sản lượng cà phê Robusta trong các vụ mới, trong khi lượng cung thiếu hụt đã hiện hữu khó bù đắp từ các nguồn khác, vẫn là những yếu tố thúc đẩy giá cà phê Robusta và hỗ trợ đà tăng giá cà phê Arabica.

Theo CEPEA, vụ mùa Conillon Robusta đã bắt đầu thu hoạch ở một số khu vực, trong khi giá nội địa Brazil lần đầu tiên đã vượt qua mốc 1.000 Real/bao 60 kg. Hay giá cà phê Ấn Độ cũng đang diễn biến đồng bộ với giá cà phê Robusta toàn cầu, đang chứng kiến xu hướng tăng mạnh do gián đoạn Nguồn cung từ nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam.

Xuất khẩu của Ấn Độ trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2024 đã chạm mức kỷ lục về giá trị, vượt 1,26 tỷ USD nhờ giá

cà phê Robusta tăng cao. Tình hình Nguồn cung Robusta từ Ấn độ được cho là cũng đang gặp vấn đề tương tự như ở Việt Nam khi giá tăng mạnh trong thời gian qua.

Các nhà xuất khẩu cà phê Ấn Độ lo ngại giá cà phê Robusta tăng có thể khiến khách hàng chuyển sang mua ở các nước sản xuất khác, trong khi một số nhà xuất khẩu Việt Nam cũng đang có sự lo lắng tương tự.

Giá cà phê trong nước đã chính thức vượt ngưỡng và neo cao trên 100.000 đồng/kg. Nhưng lượng cà phê Việt Nam đã cạn dần, tồn trong kho trong doanh nghiệp và nông dân không nhiều. Do đó, lượng xuất khẩu từ nay đến cuối vụ được dự báo sẽ giảm.

Theo Hiệp Hội Cà Phê – Ca cao Việt Nam, tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino gây khô hạn khắp các vùng trồng cà phê toàn cầu, khiến sản lượng sụt giảm. Riêng Việt Nam, sản lượng hụt 10% trong vụ mùa 2023 – 2024, do người dân chuyển đổi cây trồng khác mang lại giá trị cao hơn.

Trong khi đó, tồn kho trong doanh nghiệp thấp kỷ lục, Nguồn cung ít đẩy giá tăng. Bên cạnh đó, xung đột địa chính trị, căng thẳng khu vực Biển Đỏ khiến cước vận chuyển và nhiều chi phí tăng. Giá cà phê tăng còn do hoạt động đầu cơ từ nhiều nhà đầu tư tài chính.

Quý I/2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng gần 600.000 tấn cà phê với kim ngạch khoảng 1,9 tỷ USD, chỉ tăng trên 3% về số lượng nhưng tăng trên 54% về kim ngạch xuất khẩu. Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn: Cà phê đang là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ 2 trong lĩnh vực nông nghiệp, chỉ đứng sau nhóm hàng gỗ và đã vượt qua cả thủy sản.

Các thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam thời gian qua vẫn là EU, Nhật Bản, Mỹ, Nga… Trong đó, EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam./

Nguồn: Tincaphe.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *