Giá Cà Phê Sẽ Vẫn Có Những Cú Tăng Đột Biến: Indonesia Xuất Vượt Xa Nhập

Giá cà phê thế giới: Có diễn biến mới, Robusta tăng giảm trái chiều – tăng mạnh vào kỳ giao hàng tháng 7, trong khi Arabica giảm mạnh trên toàn sàn. Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng, tiến sát mốc 130.000 đồng/kg, mức giá cao nhất ghi nhận được tại Đắk Lắk và Đắk Nông là 129.500 đồng/kg, thấp nhất tại Lâm Đồng là 128.500 đồng/kg.

Nguồn cung cà phê Arabica phục hồi đã tạo nên áp lực thanh lý vị thế mua trên sàn kỳ hạn. Tồn kho cà phê Arabica đã qua phân loại được chứng nhận nắm giữ trên thị trường New York được cho là đã tăng 7.980 bao vào ngày 19/4, ở mức 643.090 bao.

Thời tiết tại các vùng tập trung đồn điền cà phê chính của Brazil đang tạo điều kiện thuận lợi cho tiến độ thu hoạch và phơi sấy vụ này. Trong khi Nguồn cung cà phê Robusta được trông đợi nhất từ Việt Nam, vào thời điểm này tiếp tục bị eo hẹp. Hiệp Hội Cà Phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Lượng cà phê xuất khẩu trong niên vụ 2023/24 của Việt Nam ước tính giảm 20% so với niên vụ trước, xuống còn 1,336 triệu tấn.

Thực tế, xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 4/2024 chỉ đạt 80.781 tấn, giảm 20,7% so với cùng kỳ tháng trước và giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2023. Kịch bản khí hậu ở Đông Nam Á tiếp tục là mối quan tâm chính của thị trường cà phê hiện tại.

Mặc dù độ ẩm được dự báo sẽ tăng ở Việt Nam trong vài tuần tới nhưng lượng mưa dự kiến vẫn không đủ để xoa dịu mối lo ngại của người sản xuất. Ngoài ra, tại các quốc gia trồng Robusta khác, khí hậu cũng đang là mối lo ngại lớn cho sản lượng Robusta.

Trong bối cảnh Nguồn cung cà phê Robusta khan hiếm, bất kỳ vấn đề gì ảnh hưởng tới Nguồn cung tại thời điểm này đều làm tăng thêm mối lo ngại càng dễ khiến giá có những cú tăng đột biến.

Việc xuất khẩu cà phê vượt xa nhập khẩu góp phần đưa thặng dư thương mại cà phê của Indonesia lên tổng cộng khoảng 55,38 triệu USD trong tháng 3 vừa qua. Theo Cơ Quan Thống Kê Indonesia, nước này duy trì xuất khẩu cà phê nhiều hơn nhập khẩu trong tháng thứ 47 liên tiếp kể từ tháng 5/2020.

Theo đó, trị giá nhập khẩu cà phê của Indonesia trong tháng 3/2024 khoảng 32,07 triệu USD. Indonesia chủ yếu nhập khẩu cà phê từ Việt Nam và Brazil. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê của Indonesia hiện cao hơn lượng cà phê nước này mua từ các quốc gia khác.

Cùng với Brazil, Việt Nam và Colombia, Indonesia là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Chính phủ Indonesia thời gian qua đã có những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cà phê, như cho người nông dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, đầu tư trang thiết bị chế biến hiện đại. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng do El Nino đang tác động tới năng suất thu hoạch của các đồn điền cà phê.

Kịch bản khí hậu ở Đông Nam Á tiếp tục là mối quan tâm chính của thị trường cà phê hiện tại. Mặc dù độ ẩm được dự báo sẽ tăng ở Việt Nam trong vài tuần tới nhưng khối lượng mưa dự kiến vẫn không đủ để xoa dịu mối lo ngại của người sản xuất.

Ngoài ra, tại các quốc gia trồng Robusta khác, khi hậu cũng đang là mối lo lớn cho sản lượng. Cơ Quan Phát Triển Cà Phê Uganda (UCDA) cho biết: Xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 3/2024 giảm 32% so với cùng kỳ năm 2023, sau khi thu hoạch vụ mùa kém năng suất tại một trong những khu vực trồng chính cà phê Robusta của nước này.

Trong một báo cáo, UCDA cho biết, quốc gia Đông Phi này đã xuất khẩu đạt 329.686 bao cà phê (loại 60kg) trong tháng 3/2024, sụt giảm so với năm trước, một phần do chậm trễ trong việc bắt đầu mùa thu hoạch. Uganda là nơi chủ yếu trồng cà phê Robusta, là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất châu Phi, kế đến là Ethiopia./

Nguồn: Tincaphe.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *