Giá Cà Phê Thế Giới Tiến Sát Đỉnh: Trong Nước Lại “Nhảy Vọt”, Xu Hướng Tăng Mới Bắt Đầu?

Bật tăng mạnh mẽ trên cả sàn London và New York. Giá cà phê tại London tăng mạnh nhất trong ngày do mối lo ngại tiếp tục gia tăng về Nguồn cung từ nước trồng chủ chốt là Việt Nam. Giá cà phê trong nước cũng có thêm một phiên tăng mạnh tới 4.600 đồng/kg. Hiện đang giao dịch trong khoảng giá 109.000 – 110.400 đồng/kg.

Trong lúc tin tức thị trường không có nhiều thì vấn đề thời tiết đã trở thành tâm điểm kéo giá thị trường lên cao. Giá cà phê tăng mạnh trở lại. Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, niềm tin Fed sẽ giảm lãi suất vào tháng 9/2024 tới giúp cà phê tăng mạnh phiên vừa qua.

Áp lực lạm phát của Mỹ đã giảm lần đầu tiên trong năm nay vào tháng 4/2024, kỳ vọng sẽ tiếp tục hạ nhiệt để là cú hích cho Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Fed) trong việc cắt giảm lãi suất, dự kiến vào đầu tháng 9. Theo đánh giá, thị trường cà phê hiện nay đang đòi hỏi những cách nhìn, nhận định vượt khỏi tầm của các con số sản lượng, yếu tố Cung – Cầu.

Thông tin được mùa, mất mùa đôi khi chỉ giúp tạo nên tâm lý thị trường như thiên về đầu cơ giá lên, tạo áp lực bán nếu ai đó thích giá xuống. Ông Nguyễn Quang Bình nhận định trên Kinh Tế Sài Gòn, tại các sàn kỳ hạn, giá tăng hay giảm đều có phần điều hành chính sách tiền tệ từ Fed.

Sở dĩ giá cà phê leo thang trên thị trường nội địa từ đầu niên vụ 2023-2024 đến hết tháng 4/2024 mà nhiều nhà xuất khẩu chuyên nghiệp không ghìm được, có thể nói do nguồn vốn, tín dụng thu mua không đủ, không kịp thời, người kinh doanh chuyên nghiệp không quản được giá mà giá nằm trong tay những nhà đầu cơ nhỏ lẻ.

Có thể những người này giữ một lượng hàng thực không nhiều, nhưng biết sử dụng tốt công cụ tài chính để lèo lái giá, cho giá leo thẳng đứng vì lợi nhuận mà bất cần đến chuyện lợi hay hại cho chuỗi cung ứng kể cả uy tín ngành hàng đối với thị trường cà phê thế giới.

Do đó, để giữ được đà tăng bền vững phần quan trọng nhất là điều hành vốn và tín dụng cho các ngành hàng chiến lược như lúa gạo, cà phê. Giá cà phê trên thị trường hiện đã tăng lên mức cao nhất trong 3 tuần và đóng cửa nằm sát đỉnh.

Những lo ngại rằng tình trạng khô hạn quá mức ở cả hai nhà sản xuất cà phê chính là Brazil và Việt Nam được dự đoán sẽ gây thiệt hại cho cây cà phê. Ngoài ra, việc hạn chế sản lượng toàn cầu đã thúc đẩy hoạt động mua vào kỳ hạn.

Tình trạng thời tiết El Nino năm ngoái đã hỗ trợ giá cà phê tăng. Hình thái El Nino thường mang lại mưa lớn cho Brazil là phần bên Tây bán cầu và hạn hán cho Ấn Độ cùng những nước ở bên Đông bán cầu, trong đó có Việt nam và Indonesia.

Mưa đã giúp cải thiện bức tranh Nguồn cung, nhưng vẫn cần nhiều hơn nữa và đặc biệt được cho là đã đến quá muộn đối với những vùng trồng. Việc thanh lý vị thế mua, nghĩa là những thành phần này phải bán ra số đã mua trước đây trên thị trường, đã khiến cho giá sụt giảm trong giai đoạn trước ngày 14/5.

Việc thanh lý dần vị thế mua là cần thiết để tránh rủi ro khi nắm một lượng mua quá lớn, tuy nhiên với tình hình hiện nay thì xem ra những thành phần đầu cơ trên thị trường đang ở phía mua, vẫn không vội vàng thanh lý vị thế trước mùa Đông Brazil.

Dự trữ cà phê Arabica đã qua phân loại được chứng nhận nắm giữ trên thị New York được cho là đã tăng 7.005 bao vào ngày hôm qua, đạt mức tồn kho là 767.388 bao. Giới phân tích bắt đầu nói về chu kỳ tăng giá đợt này. Có một số dự báo cho rằng sẽ vẫn còn những sóng tăng rất mạnh cho cả hai thị trường, mà phiên ngày 21/5 chỉ mới là sự khởi đầu của một chu kỳ tăng mới.

Trong khi đó, niềm tin Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất vào tháng 9/2024 tới giúp cà phê tăng mạnh phiên vừa qua. Áp lực lạm phát của Mỹ đã giảm lần đầu tiên trong năm nay vào tháng 4/2024, kỳ vọng sẽ tiếp tục hạ nhiệt là cú hích cho Fed trong việc cắt giảm lãi suất, dự kiến vào đầu tháng 9.

Trong tháng 3, xuất khẩu cà phê các loại của khu vực Nam Mỹ tăng mạnh 33,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 5,5 triệu bao. Trong đó, Brazil chứng kiến xuất khẩu tăng tới 38,8% trong tháng 3 lên 4,3 triệu bao. Theo ICO, đà tăng mạnh mẽ của khu vực Nam Mỹ nói chung và Brazil nói riêng đến từ vụ thu hoạch bội thu của Brazil trong niên vụ 2022 – 2023 và 2023-2024, với sản lượng ước tính tăng lần lượt 8,4% và 9,2%.

Nhưng ngược lại, xuất khẩu cà phê các loại từ khu vực Châu Á và Châu Đại Dương giảm 9,7% trong tháng 3, xuống còn 4,5 triệu bao. Chủ yếu là do xuất khẩu của hai quốc gia xuất khẩu lớn trong khu vực là Indonesia và Việt Nam giảm lần lượt 33,5% và 10,2%, xuống còn 0,3 triệu bao và 3,2 triệu bao.

Kết quả là xuất khẩu cà phê của Indonesia tính đến thời điểm hiện tại của niên vụ 2023 – 2024 giảm 21,8% xuống còn hơn 3 triệu bao, mức thấp nhất kể từ vụ 2018 – 2019. Nguyên nhân là bởi sản lượng thu hoạch của nước này trong niên vụ 2023 – 2024 ước tính chỉ đạt 10 triệu bao, giảm so với con số gần 12 triệu bao trong niên vụ trước đó.

Với Việt Nam, số liệu thống kê cho thấy đã xuất khẩu 737.797 tấn cà phê trong 4 tháng đầu năm với giá trị thu về kỷ lục 2,5 tỷ USD, tăng 2,8% về lượng và tăng tới 53,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, lượng cà phê xuất khẩu đang có xu hướng giảm dần trong những tháng gần đây. Tính riêng trong tháng 4 chỉ đạt 152.073 tấn, trị giá gần 573 triệu USD, giảm 19,5% về lượng và giảm 14,7% về trị giá so với tháng trước, đồng thời so với cùng kỳ năm ngoái giảm 7% về lượng nhưng tăng 43,6% về trị giá. Đây đã là tháng thứ 3 liên tiếp lượng cà phê xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm ngoái, dấu hiệu cho thấy Nguồn cung trong niên vụ hiện tại đang cạn dần./

Nguồn: tincaphe.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *